Khái niệm máy tính Workstation?
Máy tính Workstation (hay còn được gọi là máy trạm) là cái
tên có vẻ đã rất quen thuộc với những người dùng chuyên làm đồ hoạ kỹ thuật, kiến
trúc, làm phim 3D… Bên cạnh đó, chúng ta cũng có các dạng máy tính desktop
thông thường để phục vụ cho cá nhân với nhiều mục đích khá nhau như chơi game,
làm việc văn phòng, stream game... Và với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công
nghệ Hi-end, người dùng trở nên có thói quen dùng chính những máy Desktop ở
trên để thực hiện cả những công việc của 1 cỗ máy Workstation. Do đó, định
nghĩa về một chiếc máy Workstation khiến nhiều bạn hiện nay vẫn còn đôi chút nhầm
lẫn. Vậy nên, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thêm về các cỗ máy
Workstation nhé, để xem là với một chiếc máy tính Workstation thì chúng ta sẽ
có những linh kiện gì mà nó khác biệt so với các máy tính desktop thông thường.
Let’s start!
Đầu tiên, mình xin chỉ ra một số điểm nhận biết đơn giản giữa
1 cỗ máy Workstation và 1 máy PC Desktop thông thường nhé.
Cách nhận biết giữa máy tính Workstation và máy tính thông thường:
Sau đây là một số cách phân biệt giữa máy tính workstation và máy thông thường dành cho cá nhân:
Thứ nhất đó là những cỗ máy Workstation thường có cấu hình
và hiệu năng cao. Điều này cũng có thể dễ hiểu thôi, vì đơn giản là chúng ta sẽ
cần một chiếc máy tính có thể đảm nhiệm được hết về khả năng tính toán cao, xử
lý được lượng công việc lớn trong thiết kế và kèm theo cả một không gian lưu trữ
dữ liệu lớn rồi. Do vậy, nó sẽ thường mang trong mình những bộ vi xử lý rất nhiều
nhân và luồng xử lý.
Điểm thứ 2 là sự chuyên nghiệp. Nghe thì có vẻ hơi khó hiểu
nhỉ. Vậy thì mình sẽ nói một cách dễ hiểu hơn 1 chút nhé. Với các máy tính Workstation,
chúng ta cũng sẽ có một hệ sinh thái các linh kiện riêng và đi cùng với đó có cả
những ứng dụng chuyên biệt. Do đó, máy tính Workstation đem đến 1 sự kết hợp
hoàn hảo giữa cả phần cứng và phần mềm.
Rồi, điểm thứ 3 để các bạn nhận biết nữa là máy có tính ổn định
cao và độ tin cậy cao. Cái này thì dễ dàng phân biệt hơn ha. Với một cỗ máy
Workstation, nó sẽ bao gồm một số linh kiện khác biệt một chút so với lại các
linh kiện PC Desktop thông thường. Chúng ta sẽ có RAM ECC có khả năng tự sửa lỗi.
Nếu các bạn thắc mắc ECC nghĩa là gì? Thì ECC là viết tắt của cụm từ Error
Checking and Correct, tức dịch dễ hiểu là kiểm tra lỗi và sửa. Ngoài ra, chúng
ta sẽ có các linh kiện cao cấp khác như nguồn có công suất lớn và độ ổn định, hệ
thống tản nhiệt hiệu quả để duy trì tính ổn định khi máy phải làm việc trong thời
gian dài liên tục…
Điểm cuối cùng là máy Workstation thường cho khả năng nâng cấp
dễ dàng. Với lượng công việc lớn, người dùng luôn muốn cải thiện tốc độ làm việc
cho cỗ máy Workstation của mình. Do đó, với các máy workstation, chúng ta sẽ có
rất nhiều khe RAM, cổng SATA3 và cả khe PCIe để có thể nâng cấp thêm. Thậm chí,
chúng ta sẽ có mainboard có thể hỗ trợ tới 2 CPU, điều mà những bộ máy tính
thông thường chưa thể có được. Ví dụ, với 2 bộ vi xử lý Xeon E5 2696v3 lắp với
Main Asus Z10PE-D16 WS thì chúng ta sẽ có được một cỗ máy có tới 36 nhân và 72
luồng. Ở nhà mình dùng máy chỉ có G4560 với 2 nhân và 4 luồng thôi nên chắc chắn
không phải máy workstation rồi.
Đó là những chia sẻ của mình dành cho các bạn vẫn chưa phân
biệt được rõ giữa máy tính Workstation và máy tính để bàn thông thường. Bạn có
những thắc mắc gì về phần cứng của máy workstation, hay là bạn đang đắn đo cân
nhắc nên xây dựng cấu hình máy Workstation như thế nào ở mức ngân sách bạn đang
có? Hãy để lại comment ở dưới video này để Hoàng Hà PC có thể giải đáp giúp bạn
nhé!