Davinci
Resolve là một phần mềm làm phim chuyên nghiệp được khá nhiều anh em chuyên làm
về Color Grading. Hiện nay, Davinci Resolve vẫn chưa thực sự được phổ biến tại
Việt Nam với 2 lý do chính. Thứ nhất là vì Adobe Premiere hiện đang là phần mềm
làm phim được nhiều người dùng sử dụng, có cộng đồng hỗ trợ lớn, dễ fix lỗi khi
xảy ra, có nguồn tài nguyên sẵn có lớn ( như LUTs, Transition, Animation… ) và
đặc biệt là có hệ sinh thái hỗ trợ mạnh từ Adobe (After Effect, Illustator,
Photoshop…). Lý do thứ 2 là bởi Davinci Resolve yêu cầu một hệ thống phần cứng
khá cao mới có thể đáp ứng được. Tuy vậy, khả năng tối ưu với phần cứng của DR
(Davinci Resolve) lại có vẻ như tốt hơn kha khá so với PR (Adobe Premiere). Và
với mức giá 31 triệu, chúng ta nên xây dựng cấu hình ra sao để phù hợp với phần
mềm Davinci Resolve? Sau đây thì mình sẽ giới thiệu đến các bạn 1 cấu hình tham
khảo với bộ vi xử lý chính là AMD Ryzen 7 2700x.
Đầu
tiên, nhiều bạn sẽ hỏi và thắc mắc rằng làm phim thì nên chọn i7 8700 (hoặc i8
8700k) sẽ tốt hơn chứ? Điều đó là cũng rất đúng. Tuy nhiên, đó là nói chung và
đặc biệt là dành cho những bạn chuyên làm với Premiere hay bộ Adobe hơn mà
thôi. Davinci Resolve là một phần mềm có khả năng tối ưu phần cứng rất tốt. CPU
vẫn sẽ đảm nhiệm cho các thao tác xử lý, chỉnh sửa video. GPU sẽ giúp khả năng
Preview, lên màu và hỗ trợ cả cho việc xuất hình render khi hoàn thành. Nói về
RAM, để so với bản Premiere CC 2018, Davince Resolve 15 sử dụng mức RAM gần như
sẽ tương đương và thường sẽ khuyên dùng ở mức 16Gb RAM bus càng cao thì càng
tốt rồi. Đặc biệt, DR sẽ cho khả năng render rất tốt khi tận dụng triệt để sức
mạnh của CPU về khoản số nhân và số luồng, chứ không như Premiere thì dường như
lại không cần quá nhiều luồng mà chỉ cần mức xung nhịp cao để có thể Edit mượt
mà và render nhanh hơn. Do đó, với việc nhiều nhân và luồng hơn, Ryzen 7 2700x
lại trở nên phù hợp hơn với phần mềm Davinci Resolve. Tất nhiên, nếu làm phim
chuyên nghiệp, mình vẫn xin khuyến cáo anh em nên sử dụng dòng Intel Core vẫn
sẽ là tốt hơn (đó là quan điểm của riêng mình).
Sau
việc chọn CPU, chúng ta sẽ cần có một khung xương để kết nối các linh kiện khác
lại với nhau, đó là mainboard. Và mình chọn chiếc MSI X470 Gaming Pro. Đây là
chiếc main hỗ trợ rất tốt cho Ryzen 7 2700x, mạch VRM khu vực CPU sạch, khả
năng XMP RAM lên dễ dàng, hỗ trợ tới 4 khe cắm RAM, khe PCIe được bọc giáp để
đỡ được các dòng VGA xôi thịt. Cụm tản nhiệt cho Mosfet và chipset lớn giúp làm
mát tốt hơn. Khu vực các cổng In/Out cũng được bao bọc bảo vệ. Nói về hiệu năng
thì X470 Gaming Pro khá ổn ở mức giá chỉ khoảng 3 triệu rưỡi, nhỉnh hơn các
dùng B450 một chút xíu.
Bộ
nhớ RAM cho một cỗ máy làm phim thì sẽ thường được ưu tiên ở mức 16Gb với 2
thanh 8Gb chạy Dual Chanel và bus RAM càng cao thì càng tốt rồi. Đặc biệt, bạn
có thể đạt được hiệu năng tốt hơn nếu biết OC RAM lên Bus RAM cao hơn (lưu ý là
đối với những RAM hỗ trợ XMP mà thôi nha các bạn). Mình chọn KIT RAM GSkill
RIPJAWS V 16Gb (8Gbx2) 3000 cho bộ PC này.
VGA
là một linh kiện cũng rất quan trọng với việc làm phim, vì nó cho khả năng
Preview và Render tốt hơn. Đặc biệt, nếu bạn muốn xử dụng cả việc làm phim 3D
và render trên Lumion thì VGA sẽ là điều rất quan trọng đó. Ở đây, mình chọn
VGA Asus GTX1070 Dual OC 8Gb. Nhiều bạn sẽ có hơi thắc mắc rằng tại sao không
chọn sang dòng Quadro. Thì theo kinh nghiệm mình có được, dòng Geforce hiện vẫn
được khuyên dùng dành cho làm phim hơn. Quadro cũng rất tốt nhưng ở mức vượt
trội hơn thì giá nó khá cao, hoặc khi bạn làm phim với mức BIT màu cao hơn thì
Quadro mới thực sự thể hiện sức mạnh của mình. Đặc biệt, Quadro sẽ cho khả năng
render dựng hình phim 3D sẽ thành phẩm mượt mà hơn so với Geforce. Do đó, bạn
có thể lựa chọn lại tuỳ mục đích và mức độ làm phim của mình mà chọn lựa VGA
cho mình. Tiện thể, Geforce lại có thể giúp các bạn giải trí tốt hay bạn thậm
chí có thể dùng cùng Ryzen 7 2700x để thành 1 cỗ máy Live Stream Game cũng cực
kì ngon đó nhé.
Nguồn
dành cho các máy làm việc thì sẽ luôn được khuyên cáo là chọn bộ nguồn có độ
bền bỉ cao, đạt chứng chỉ về các tiêu chuẩn điện năng lẫn công suất thực để đảm
bảo duy trì làm việc với công suất cao trong thời gian dài lien tục. Mình chọn
bộ nguồn 1STPLAYER DK600 600W - 80 Plus Bronze. Đây là bộ nguồn khá ổn, nó có kèm
full dây module để bạn có thể đi dây tiện lợi hơn.
Về
lưu trữ, chúng ta sẽ nên có 1 SSD để cài win và phần mềm, kèm với 1 HDD để có
thể lưu trữ các dữ liệu lớn hay hoàn thành công việc. 1 ổ SSD Intel 5400s 256Gb
Sata và 1 HDD Seagate 1Tb 7200 là đủ cho bạn. Tất nhiên, bạn có thể nâng cấp
thêm hoặc chọn ổ HDD có dung lượng lớn hơn, hay là chọn SSD NVMe để có tốc độ
truy cập tốt hơn (vì giờ giá SSD NVMe cũng rẻ hơn rất nhiều rồi, SSD SATA chỉ
là lựa chọn tối giản về giá cho các bạn mà thôi).
Vỏ
case thì đa dạng với nhiều mẫu mã nên cứ tuỳ ngân sách mà bạn chọn cho mình vỏ
case phù hợp. Các bạn hãy nên chọn vỏ case form rộng rãi, khả năng điều khí tốt
để các linh kiện được làm mát tốt hơn. Còn việc màu mè sẽ tuỳ sở thích từng
người nên không thể gò bó rồi. Mình thì đơn giản ở mức giá 1 triệu sẽ chọn
Nefertiti G8s hoặc Nefertiti X9 RGB là quá đủ và đẹp rồi.
Với
Ryzen 7 2700x, chúng ta có thể dùng tản đi kèm cũng là đủ đùng thoải mái để làm
mát cho CPU rồi. Nếu tốt hơn bạn có thể thay keo tản khác như MX4 để cho khả
năng làm mát tốt hơn là ổn.
Mình
có test render 3Dsmax 2018 kết hợp Vray 3.60.03, render và cả edit trên Davinci
Resolve. Kết quả thì Ryzen 7 2700x cho khả năng render rất tốt trên cả Vray và
DR. Về khả năng Edit video, 2700x cho khả năng chỉnh sửa rất ổn và có thể xử lý
chống rung 2 video cùng lúc. Tuy nhiên, 8700k vẫn cho khả năng Edit mượt mà hơn
so với Ryzen 7 2700x. Nghĩ ở 1 hướng tích cực hơn, dù 2700x có chậm hơn 1 chút
so với 8700k thì với nhiều nhân nhiều luồng và mức xung nhịp all core 3.81Ghz
(chưa ép xung), 2700x vẫn có thể giúp bạn xử lý hiệu ứng cùng lúc trên nhiều
video và khả năng render cũng tốt hơn. Đó là điểm bạn cũng nên cân nhắc khi
chọn Ryzen 7 2700x. Vì Davinci Resolve tích hợp sẵn cả tính năng hiệu ứng 3D
khá giống việc bạn làm từ After Effect chuyển qua Premiere vậy. Nó rất tiện lợi
khi làm phim khi bạn không phải rườm rà trên quá nhiều phần mềm.
Rồi,
đó là những chia sẻ của mình về các dựng một bộ PC chuyên dụng cho làm Davinci
Resolve cho anh em làm phim với mức giá thành là 31 triệu đồng. Giờ hãy cùng
chiêm ngưỡng qua bộ PC mình mới xây dựng ở trên nhé!