Với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ hiện nay, người dùng
đang có ngày càng nhiều những lựa chọn xây dựng một cấu hình máy tính để phục vụ
cho công việc, cũng như là cả giải trí - chơi game. Và đối với một Video-Editor
hay một Film-maker, họ cũng luôn cần đến một cỗ máy để làm việc dành riêng cho
các phần mềm liên quan đến làm phim như Premiere, Davinci Resolve, After
Effect, Adobe Animate...
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nhiều bạn vẫn đang cân nhắc rằng: "Nếu xây dựng máy dành cho làm phim 4K thì nên chọn i7 8700k là đủ rồi lên VGA để Preview mượt, hay là chọn i7 7820x gần tầm giá? Vì i7 7820x có giá cao hơn tới 5tr5 so với i7 8700k, chưa kể giá main x299 cũng hơi mặn nữa". Do vậy, trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một số những ưu điểm mà i7 7820x hơn hẳn so với i7 8700k, để các bạn có thể tự đánh giá về hiệu năng cho làm phim và Video Editing 4k.
Đầu tiên thì chúng ta cũng điểm qua lại một chút về thông số cơ bản giữa i7 7820x và i7 8700k. Với i7 8700k, chúng ta có một bộ vi xử lý với 6 nhân 12 luồng xử lý, xung nhịp cơ bản sẽ là 3.7Ghz và Turbo tối đa là 4.7Ghz, khả năng Turbo All Core sẽ là 4.3Ghz và bộ nhớ đệm sẽ là 12Mb. Còn i7 7820x sẽ mang trong mình là 8 nhân và 16 luồng xử lý, xung nhịp cơ bản là 3.6Ghz và Turbo tối đa là 4.3Ghz, bộ nhớ đệm sẽ là 11Mb. Tuy nhiên ở i7 7820x sẽ có kèm công nghệ Intel Turbo Max 3.0 và có thể hỗ trợ tới mức xung 4.5Ghz. Cả 2 bộ vi xử lý này đều được Intel cho phép người dùng ép xung để có thể ép xung. Và một điều đáng để quan tâm, đó là việc i7 7820x có TDP là 140W, cao hơn nhiều so với 95W của i7 8700K. Việc này đồng nghĩa với việc để tận dụng triệt để được sức mạnh của i7 7820x, bạn sẽ cần đến 1 bộ tản nhiệt tốt để có thể làm mát hiệu quả, giữ ổn định và duy trì hiệu năng của i7 7820x trong suốt quá trình làm việc liên tục trong thời gian dài (Vì sử dụng nhiều điện năng hơn thì ắt sẽ dễ nóng hơn là điều dễ hiểu).
Sau đây sẽ là một số điểm mình nghĩ I7 7820x vẫn thực sự vẫn rất đáng mua để dành cho làm phim và các Source 4K so với i7 8700k:
- Điểm thứ nhất: i7 7820x có tới 8 nhân 16 luồng xử lý, giúp khả năng triển khai các dữ liệu 4k, làm hiệu ứng Animate – After Effect – 3D animation là cực kì tốt. Việc nhiều nhân nhiều luồng hơn i7 8700k giúp i7 7820x cũng cho khả năng render các source phim 4k được nhanh và ổn định hơn. Điều này cũng đã được mình thử nghiệm khi so sánh khả năng render giữa i7 8700k và Ryzen 7 2700x. Lý do cơ bản là do hiện ở Việt Nam đa số người dùng hiện đang dùng các phần mềm hầu hết là ở dạng crack chứ không bản quyền (trừ phần mềm làm phim Davinci Resolve có hỗ trợ Free các tính năng làm phim và chỉnh màu sẵn). Do đó, việc Render video vẫn phụ thuộc phần lớn vào CPU và GPU chỉ hỗ trợ 1 chút vào quá trình render. Còn nếu bạn dùng Adobe ở bản cập nhật mới nhất có hỗ trợ Hardware Acceleration trên WIN10 đã hỗ trợ dùng cả iGPU ở cá CPU thế hệ thứ 6 trở đi rồi, thì việc render sẽ nhanh gần gấp đôi so với trước nữa. Do vậy, i7 7820x vẫn tốt hơn khoảng 20% về khả năng render video trên Premiere so với i7 8700k. Còn về khả năng render trên After Effect và Animation 3D thì sẽ tốt hơn khoảng gần 22%. Khả năng Encoding H.264 và H.265 nhanh hơn 18%.
- Điểm thứ 2: Với i7 7820x, chúng ta có khả năng tận dụng băng thông RAM với Quad-Chanel với 4 RAM. Điều này là cực kì cần thiết đối với các phần mềm làm phim hiện nay khi RAM đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý. Với băng thông Quad-Chanel, công việc trên các Project After Effect và Animation 3D trở nên mượt mà hơn rất nhiều so với kênh đôi và kênh đơn.
- Điểm thứ 3: Khả năng All Core khi chưa ép xung của i7 7820x là tốt hơn so i7 8700k. Đặc biệt, i7 7820x có công nghệ Turbo 3.0 có thể chạy 2-3 Core ở mức xung nhịp 4.5Ghz, còn các core còn lại sẽ chạy ở mức 4.3Ghz. Đây là điểm khá tuyệt vời của i7 7820x khi i7 8700 vẫn đang chỉ sử dụng là Intel Turbo 2.0 mà thôi nên hầu hết i7 8700k sẽ chạy All core ở mức 4.3Ghz trên cả 6 core. Còn về khả năng ép xung giữa 2 bộ vi xử lý thì khá tương đồng nhau. I7 8700K sẽ có khả năng OC dễ hơn ở mức ngân sách thấp để có một xung nhịp all core cao hơn. Nên nếu để dành cho chơi game thì i7 8700k vẫn phù hợp hơn i7 7820x khá nhiều.
- Điểm thứ 4: i7 7820x cho phép khả năng nâng cấp RAM lên tới 128Gb, vậy nên người dùng có thể thoải mái nâng cấp RAM lên để phục vụ khi lượng công việc tăng lên cao.
Ngoài các ưu điểm trên, chúng ta cũng cần cân nhắc đến 1 số nhược điểm khiến người dùng đắn đo việc nâng cấp lên i7 8700k hay i7 7820x.
- i7 7820x sử dụng điện năng nhiều hơn i7 8700k, do đó bạn sẽ cần thiết sắm cho mình 1 chiếc tản tốt để đảm bảo việc làm mát cho CPU.
- Main X299 theo chip có giá sẽ hơi mắc một chút. Việc này dần
đỡ hơn khi i7 7820x mới chỉ là CPU có 8 Core nên lựa chọn main ở tầm giá 6 triệu
đồng vẫn là khá ổn, chứ không như dòng i9 7900X hay i9 Extreme rồi.
- Khả năng thanh lý để nâng cấp thì với bộ i7 8700k bạn có
thể thanh lý và thay đổi các linh kiện lẻ 1 cách dễ dàng hơn vì đơn giản là nó
khá phù hợp với các bộ máy PC Gaming và Main cũng có khả năng nhiều dòng vi xử
lý khác nữa. Còn với bộ máy i7 7820x thì bạn nên thanh lý theo combo cả main và
cpu chứ việc xé lẻ sẽ hơi khó.
Và đó là những chia sẻ của mình về 2 bộ vi xử lý i7 8700k và i7 7820x cho những anh em nào vẫn còn đang cân nhắc. i7 8700k vẫn là sự lựa chọn rất tốt cho các bộ máy làm phim ở mức 4K nhẹ trở xuống và chiến game cực tốt. Còn i7 7820x là lựa chọn tốt cho anh em làm việc và làm phim 4K chuyên nghiệp. Bạn nghĩ sao giữa 2 bộ vi xử lý này? Hay bạn thấy còn điểm nào chưa thực sự hợp lý? Hãy cùng thảo luận ở dưới comment nhé!.
Và đó là những chia sẻ của mình về 2 bộ vi xử lý i7 8700k và i7 7820x cho những anh em nào vẫn còn đang cân nhắc. i7 8700k vẫn là sự lựa chọn rất tốt cho các bộ máy làm phim ở mức 4K nhẹ trở xuống và chiến game cực tốt. Còn i7 7820x là lựa chọn tốt cho anh em làm việc và làm phim 4K chuyên nghiệp. Bạn nghĩ sao giữa 2 bộ vi xử lý này? Hay bạn thấy còn điểm nào chưa thực sự hợp lý? Hãy cùng thảo luận ở dưới comment nhé!.